Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Tìm hiểu thông số cơ bản về camera


  • Ảnh 1



Mô Tả Sản Phẩm

1, Độ nhạy sáng - Minimum Illumination

Khi chúng ta chọn camera, thông thường tùy vào mục đích của mình mà chúng ta chọn camera nào là phù hợp. Trong một loạt các bài viết “Các thông số cơ bản của camera” chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được những camera đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Khi quan sát các khu vực có ánh sáng khác nhau, một thông số mà chúng ta cần chú ý đó là Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất.
Thường được tính bằng Lux, Lux là đơn vị dẫn xuất được tính cho công suất ánh sáng chiếu trên một diện tích 1m2. Thông số này cho chúng ta biết cường độ ánh sáng tối thiểu mà cảm biến ánh sáng của camera có thể nhận biết được màu sắc giữa các vật thể. Trong điều kiện cường độ sáng nhỏ hơn cường độ sáng nhỏ nhất mà camera cảm nhận được, thì chúng ta phải lắp thêm đèn chiếu sáng để tăng cường độ sáng, hoặc lắp thêm đèn hồng ngoại nếu camera có hỗ trợ hồng ngoại, hoặc thay thế bằng camera có cường độ sáng tối thiểu nhỏ hơn hoặc chúng ta thay bằng camera hồng ngoại khác mới có thể quan sát được.
Một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên:
* Ánh sáng Mặt Trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 (32 klx) tới 100.000 lux (100 klx)
* Các trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux (1 klx)
* Một văn phòng sáng sủa có độ rọi khoảng 400 lux
* Vào thời điểm hoàng hôn và bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lux (nếu trời trong xanh).
* Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng có độ rọi khoảng 1 lux
* Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi khoảng 0,00005 lux (= 50 μlx)
Một số camera quan sát có chức năng Auto Iris (Tự động hiệu chỉnh ánh sáng). Đặc điểm của Camera loại này là chỉ với 1 nguồn sáng nhỏ, nó có thể tự động khuyếch đại nguồn sáng đó lên để có thể quan sát được.
2, Bảng thông số quy đổi góc mở của ống kính
Khi chúng ta thiết kế một hệ thống camera giám sát, việc chọn ống kính rất quan trọng. Việc chọn ống kính quyết định đến vùng và khoảng cách cần quan sát. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bảng thông số quy đổi để xác định được diện tích của vùng quan sát (góc mở của ống kính)
Kích thước cảm biến
Ống kính
Góc quan sát ngang
Góc quan sát dọc
Góc quan sát chéo
1/4” CCD
2.8mm
65°28′
51°28′
77°34′
3.5mm
54°25′
42°11′
65°28′
4mm
48°27′
37°17′
58°42′
4.8mm
41°06′
31°25′
50°13′
6mm
33°23′
25°21′
41°06′
8mm
25°21′
19°09′
31°25′
12.5mm
16°23′
12°19′
20°24′
16mm
12°50′
9°38′
16°00′
17mm
12°05′
9°04′
15°04′
25mm
8°14′
6°10′
10°17′
35mm
5°53′
4°25′
7°21′
50mm
4°07′
3°05′
5°09′
75mm
2°44′
2°03′
3°26′
8.5-51mm
23°54′ ~ 4°02′
18°02′ ~ 3°01′
29°39′ ~ 5°03′
12.5-75mm
16°23′ ~ 2°44′
12°19′ ~ 2°03′
20°24′ ~ 3°26′
11-110mm
18°35′ ~ 1°52′
13°59′ ~ 1°24′
23°07′ ~ 2°20′
16-160mm
12°50′ ~ 1°17′
9°38′ ~ 0°58′
16°00′ ~ 1°36′

1/3” CCD
2.8mm
81°12′
65°28′
93°56′
3.5mm
68°52′
54°25′
81°12′
4mm
61°55′
48°27′
73°44′
4.8mm
53°07′
41°06′
64°00′
6mm
43°36′
33°23′
53°07′
8mm
33°23′
25°21′
41°06′
12.5mm
21°44′
16°23′
26°59′
16mm
17°03′
12°50′
21°14′
17mm
16°04′
12°05′
20°00′
25mm
10°58′
8°14′
13°41′
35mm
7°50′
5°53′
9°47′
50mm
5°29′
4°07′
6°52′
75mm
3°39′
2°44′
4°34′
8.5-51mm
31°32′ ~ 5°23′
23°54′ ~ 4°02′
38°52′ ~ 6°43′
12.5-75mm
21°44′ ~ 3°39′
16°23′ ~ 2°44′
26°59′ ~ 4°34′
11-110mm
24°36′ ~ 2°29′
18°35′ ~ 1°52′
30°30′ ~ 3°07′
16-160mm
17°03′ ~ 1°43′
12°50′ ~ 1°17′
21°14′ ~ 2°08′





1/2” CCD
2.8mm
97°37′
81°12′
110°00′
3.5mm
84°52′
68°52′
97°37′
4mm
77°19′
61°55′
90°00′
4.8mm
67°22′
53°07′
79°36′
6mm
56°08′
43°36′
67°22′
8mm
43°36′
33°23′
53°07′
12.5mm
28°43′
21°44′
35°29′
16mm
22°37′
17°03′
28°04′
17mm
21°19′
16°04′
26°28′
25mm
14°35′
10°58′
18°10′
35mm
10°26′
7°50′
13°02′
50mm
7°19′
5°29′
9°08′
75mm
4°53′
3°39′
6°06′
8.5-51mm
41°15′ ~ 7°10′
31°32′ ~ 5°23′
50°24′ ~ 8°58′
12.5-75mm
28°43′ ~ 4°53′
21°44′ ~ 3°39′
35°29′ ~ 6°06′
11-110mm
32°26′ ~ 3°19′
24°36′ ~ 2°29′
39°57′ ~ 4°09′
16-160mm
22°37′ ~ 2°17′
17°03′ ~ 1°43′
28°04′ ~ 2°51′
3, Chuẩn H.264
Chuẩn nén hình ảnh là gì?
- Chuẩn nén hình ảnh được hiểu đơn giản đó là một phương thức nén hình ảnh nhằm làm giảm lượng dữ liệu của một tập tài liệu video. Phương thức nén này được các tổ chức có uy tín trên thế giới công nhận và đưa vào sử dụng. Vì vậy nó được coi là một chuẩn.
Tên của chuẩn nén do tổ chức phát triển, quy định và đặt tên.
Hiện nay trên thế giới có nhiều chuẩn nén hình ảnh ra đời theo thời gian, các chuẩn nén hình ảnh càng về sau càng có nhiều cải tiến về công nghệ nén. Tức là lượng dữ liệu hay nói cách khác kích thước của tập tin video sau khi nén được giảm nhiều hơn so với các chuẩn nén trước, nhưng chất lượng lại tốt hơn. Đồng nghĩa với điều đó là các thuật toán và phương thức xử lý ngày càng phức tạp hơn.
Chuẩn nén sử dụng trong lĩnh vực anh ninh giám sát từ trước tới nay (không kể băng từ) Motion JPEG, MPEG-4 Part 2 và hiện nay chuẩn nén mới nhất được sử dụng đó là H.264
H.264 là gi?
H.264 là chuẩn nén mở được công bố chính thức vào năm 2003, hiện là chuẩn hỗ trợ công nghệ nén tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Và nó đang dần được đưa vào thành chuẩn nén tiêu chuẩn của ngành công nghệ an ninh giám sát bằng hình ảnh. H.264 (còn được gọi là chuẩn MPEG-4 Part 10/AVC for Advanced Video Coding hay MPEG-4 AVC) nó kế thừa những ưu điểm nổi trội của những chuẩn nén trước đây. Đồng thời sử dụng những thuật toán nén và phương thức truyền hình ảnh mới phức tạp, phương pháp nén và truyền hình ảnh mà chuẩn H.264 sử dụng đã làm giảm đáng kể dữ liệu và băng thông truyền đi của video.
Với cách nén và truyền thông tin bằng chuẩn H.264 làm giảm đến 50% băng thông và kích thước file dữ liệu lưu trữ so với cách nén thông thường hiện nay (chuẩn nén thông thường hiện nay đang được sử dụng rộng rãi là MPEG-4 Part 2) và giảm tới hơn 80% băng thông và kích thước file dữ liệu lưu trữ so với nén bằng chuẩn Motion JPEG. Điều đó cho chúng ta thấy với cùng một hệ thống nếu chúng ta sử dụng chuẩn nén mới chúng ta có thời gian lưu trữ gấp đôi và băng thông mạng giảm đi một nửa, lợi ích mà chúng ta thấy ngay đó là chi phí cho lưu trữ dữ liệu video giảm một nửa so với dùng hệ thống có chuẩn nén thông thường. Ngoài ra việc truyền hình ảnh chiếm băng thông giảm một nửa, vì vậy chi phí dành cho thuê băng thông mạng cũng giảm đáng kể. Hoặc chúng ta có thể tăng chất lượng hình ảnh giám sát lên gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo được băng thông và thời gian lưu trữ như trước đây. Đây là một lợi thế rất lớn, bởi với một hệ thống an ninh lớn, giải quyết vấn đề băng thông mạng và thời gian lưu trữ là rất phức tạp. Với chuẩn nén H.264 nó đã giải quyết được rất nhiều những khó khăn như vậy.
Với việc giảm được băng thông của chuẩn nén H.264 đã thúc đẩy cho dòng camera độ nét cao (hay còn gọi Camera Megapixel) có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Với những hệ thống giám sát quan trọng cần hình ảnh rõ nét thì lựa chọn các camera độ nét cao và đầu ghi hỗ trợ chuẩn nén H.264 là hoàn toàn hợp lý.
Chuẩn nén H.264 được kỳ vọng là cơn gió mới, tạo thêm sinh khí để thúc đẩy sự phát triển của ngành an ninh giám sát phát triển mạnh mẽ hơn.


Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

CAMERA-IP - Copyright  © 2012 All Rights Reserved | Design by Bệnh Viện Máy Tính NET | Back to TOP